I. Tư vấn đấu thầu
Cung cấp dịch vụ lập hồ sơ, yêu cầu hồ sơ mời thầu các gói thầu mua sắm hàng hóa, gói thầu xây lắp, gói thầu tổng thầu xây dựng, gói thầu tư vấn xây dựng:
• Tư vấn quá trình mời thầu, tổ chức đấu thầu và xử lý những vấn đề phát sinh trong đấu thầu;
• Tư vấn về việc lập và hoàn thiện thủ tục pháp lý trong quá trình đấu thầu;
• Cam kết hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, yêu cầu về mặt tài chính, thương mại theo yêu cầu của tổng gói thầu, tổng dự án;
• Phân tích, đánh giá hồ sơ đấu thầu, lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu/hồ sơ mời thầu?
• Tư vấn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;
• Tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đều được bảo mật theo quy định.
II. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), trong đó có nhóm các dự án về xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng; về giao thông; năng lượng, phóng xạ; điện tử, viễn thông; một số dự án liên quan đến thủy lợi, sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; dầu khí; xử lý chất thải…
Chủ dự án có trách nhiệm lập hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện lập báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư của mình. Báo cáo ĐTM phải liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. Đồng thời, đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường; đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế – xã hội có liên quan….
Nội dung báo cáo bao gồm:
• Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
• Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT – XH;
• Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
• Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
• Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
• Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
• Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường>, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
• Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
• Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
• Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
• Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
• Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
• Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.
III. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cơ điện công trình và hệ thống phòng cháy chữa cháy
Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cơ điện công trình và hệ thống phòng cháy chữa cháy là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của thiết bị cơ điện, HVAC, hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì thiết bị cơ điện, HVAC, hệ thống phòng cháy chữa cháy có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiếm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ điện, HVAC hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Trình tự thực hiện bảo trì thiết bị cơ điện công trình và các hệ thống HVAC như sau:
• Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình;
• Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình;
• Kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
• Quan trắc đối với các công trình có yêu cầu quan trắc;
• Bảo dưỡng công trình;
• Kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;
• Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;
• Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình.
IV. Tổng thầu EPC, Thi công xây lắp công trình
Thi công xây lắp công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
• Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;
• Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường;
• Có nhật ký thi công xây dựng công trình;
• Kiểm định vật liệu, sản phẩm xây dựng;
• Quản lý công nhân xây dựng trên công trường, bảo đảm an ninh, trật tự, không gây ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh;
• Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;
• Bảo hành công trình;
• Mua các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm;
• Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
• Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng công trình do mình đảm nhận;
• Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
V. Kinh doanh bất động sản, dịch vụ bất động sản
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Kinh doanh bất động sản là việc bỏ vốn đầu tư, tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, mua bất động sản, bán, chuyển nhượng, cho thuê nhằm mục đích sinh lời.
Phạm vi hoạt động kinh doanh bất động sản bao gồm:
• Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
• Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
• Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;
• Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng;
• Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê, thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại.
KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN
Kinh doanh dịch vụ bất động sản là hoạt động hỗ trợ kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm các dịch vụ môi giới bất động sản, đánh giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bất động sản, quản lý bất động sản.
Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm:
• Dịch vụ môi giới bất động sản;
• Dịch vụ đánh giá bất động sản;
• Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
• Dịch vụ tư vấn bất động sản;
• Dịch vụ đấu giá bất động sản;
• Dịch vụ quảng cáo bất động sản;
• Dịch vụ quản lý bất động sản..
VI. Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư
VII. Các loại hình công việc khác theo Đăng ký kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của CIDECO là cung cấp trọn gói hoặc từng phần các dịch vụ bao gồm:
1. Sửa chữa máy móc, thiết bị
2. Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
3. Sản xuất các cấu kiện kim loại
4. Giáo dục nghề nghiệp (chỉ hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép)
5. Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết:
• Thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV
• Giám sát lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ điện công trình đường dây và trạm biến áp đến 110KV
• Giám sát thi công xây dựng: Lắp đặt thiết bị công nghệ mạng điện tử – viễn thông công trình xây dựng
• Thiết kế mạng điện tử – viễn thông công trình xây dựng
• Giám sát công tác khảo sát xây dựng
• Khảo sát địa chất công trình
• Thiết kế quy hoạch xây dựng; thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế nội ngoại thất công trình
• Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công tình hạng 1
• Kiểm định chất lượng: công trình xây dựng, trang thiết bị nội thất cho công trình, máy xây dựng, thiết bị công nghệ, phương tiện vận tải, môi trường, xác định nguyên nhân hư hỏng và lập phương án sửa chữa, đánh giá giá trị còn lại của các sản phẩm trên
• Quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng
• Lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu: xây lắp, lắp đặt thiết bị, mua sắm hàng hóa; tuyển chọn tư vấn, thực hiện các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài
• Thẩm tra dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết toán các công trình xây dựng
• Khảo sát, thiết kế quy hoạch chi tiết và thiết kế các công trình xây dựng
• Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình xây dựng (bao gồm dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước và môi trường)
Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng
MST: 0300362385
Trung tâm Tư vấn Giải pháp & Thiết bị PCCC – CN Cty CP Tư vấn Thiết kế Xây dựng
MST: 0300362385-006
130 Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh
+84-28 3512 6474